Sáng 13-12, Kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố khóa X bước vào ngày làm việc cuối cùng với phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Trả lời chất vấn về việc giải ngân vốn đầu tư không đạt chỉ tiêu đề ra, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Thị Thanh Tâm cho rằng, việc chậm trễ giải ngân vốn đầu tư do trình tự thủ tục dài và công tác phối hợp giữa các đơn vị chưa nhịp nhàng.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Thị Thanh Tâm trả lời chất vấn
Tăng ca, tăng kíp, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
Chất vấn về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Anh Thảo - Tổ đại biểu HĐND thành phố đơn vị quận Cẩm Lệ cho rằng, trong thời gian qua, toàn bộ hệ thống chính trị, cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã ngày càng quan tâm, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công, nhất là thực hiện sự quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, ban hành các chính sách mới về hỗ trợ đền bù, tái định cư, rút gọn quy trình, thủ tục… phù hợp với thực tiễn trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến ngày 30-11, kết quả giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố đạt 4.712,349 tỷ đồng, bằng 64,6% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 53% kế hoạch vốn được HĐND thành phố giao, chưa đảm bảo kế hoạch đề ra.
Mặt khác, trong 2 năm qua, mặc dù đã nỗ lực, phấn đấu, quyết liệt nhưng kết quả giải ngân vốn đầu tư công vẫn không hoàn thành kế hoạch đề ra, cụ thể: Năm 2022 đạt 85% kế hoạch HĐND thành phố giao, năm 2023 đạt 82,52% kế hoạch HĐND thành phố giao.
“Từ thực tiễn trên, đề nghị UBND thành phố cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và đề ra các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh kết quả giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố nhằm phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao (95%) trong thời gian đến”, đại biểu Nguyễn Thị Anh Thảo nói.
Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Thị Thanh Tâm cho biết, việc chậm trễ giải ngân vốn đầu tư do trình tự thủ tục dài và công tác phối hợp giữa các đơn vị chưa nhịp nhàng, tính chủ động của các đơn vị quản lý dự án khi thực hiện các dự án, phải thực hiện song song các bước thủ tục như thế nào để đảm bảo có thể rút ngắn thời gian.
Tăng ca, tăng kíp, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
Chất vấn về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Anh Thảo - Tổ đại biểu HĐND thành phố đơn vị quận Cẩm Lệ cho rằng, trong thời gian qua, toàn bộ hệ thống chính trị, cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã ngày càng quan tâm, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công, nhất là thực hiện sự quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, ban hành các chính sách mới về hỗ trợ đền bù, tái định cư, rút gọn quy trình, thủ tục… phù hợp với thực tiễn trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến ngày 30-11, kết quả giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố đạt 4.712,349 tỷ đồng, bằng 64,6% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 53% kế hoạch vốn được HĐND thành phố giao, chưa đảm bảo kế hoạch đề ra.
Mặt khác, trong 2 năm qua, mặc dù đã nỗ lực, phấn đấu, quyết liệt nhưng kết quả giải ngân vốn đầu tư công vẫn không hoàn thành kế hoạch đề ra, cụ thể: Năm 2022 đạt 85% kế hoạch HĐND thành phố giao, năm 2023 đạt 82,52% kế hoạch HĐND thành phố giao.
“Từ thực tiễn trên, đề nghị UBND thành phố cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và đề ra các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh kết quả giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố nhằm phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao (95%) trong thời gian đến”, đại biểu Nguyễn Thị Anh Thảo nói.
Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Thị Thanh Tâm cho biết, việc chậm trễ giải ngân vốn đầu tư do trình tự thủ tục dài và công tác phối hợp giữa các đơn vị chưa nhịp nhàng, tính chủ động của các đơn vị quản lý dự án khi thực hiện các dự án, phải thực hiện song song các bước thủ tục như thế nào để đảm bảo có thể rút ngắn thời gian.
Đại biểu Nguyễn Minh Huy đặt câu hỏi chất vấn
Địa ốc Đông Á giải quyết xong tranh chấp Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Đông Á tại Tòa án Nhân dân quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh; bổ sung văn bản cam kết giữa bên bán và bên mua về việc không có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến tài sản trên đất sau khi nhận chuyển nhượng.
Ngân hàng Đông Á và Địa ốc Đông Á cùng có đơn gửi UBND thành phố kiến nghị xem đây là trường hợp bất khả kháng. Đơn kiến nghị đã được chuyển cho Sở Tài nguyện và Môi trường xử lý theo quy định.
Liên quan đến dự án Diamond Square, sau khi nhận chuyển nhượng từ Công ty Cổ phần Địa ốc Viễn Đông Việt Nam, Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh Bắc - Đà Nẵng đổi tên Dự án Viễn Đông Meridian Towers thành Diamond Square.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh Bắc - Đà Nẵng đã được UBND thành phố phê duyệt với diện tích 11.170,6 m2, bao gồm 4 khối công trình chính với các khu chức năng. Sau đó, Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh Bắc - Đà Nẵng đã nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư được được chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật đầu tư năm 2020.
Để tháo gỡ, thành phố đã xem xét, kiến nghị Bộ Tài nbguyên Môi trường để báo cáo Quốc hội được đưa vào thuộc đối tượng để thực hiện nghị quyết thí điểm về nhà ở.
Nhà đầu tư đã có trao đổi với thành phố, nếu được chấp nhận chủ trương đầu tư thì dự án có thể khởi công trong quý I-2026
“Sau khi Nghị quyết 171/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, UBND thành phố sẽ trình HĐND thành phố thông qua danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm”, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Thị Thanh Tâm cho biết thêm.
Về 3 dự án trên, theo Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Xuân Thắng, đây là những dự án trên đã kéo dài lâu khiến Nhân dân bức xúc, hiệu quả chưa thấy, gây lãng phí lớn.
“Đề nghị UBND thành phố khẩn trương xử lý và có báo cáo kết tại Kỳ họp giữa năm 2025”, Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Xuân Thắng nhấn mạnh.
THỦY THANH - NGUYỆT ÁNH