Đà Nẵng
THEO DÕI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT, THÔNG BÁO KẾT LUẬN
Nội dung
 
125 dòng. Trang 1/5
STT Văn bản chỉ đạo Nội dung Kết quả thực hiện Ghi chú
1
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm soát việc phá dỡ đảm bảo trật tự, vệ sinh và thường xuyên ra quân kiểm tra quản lý tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại khu vực xung quanh sân vận động Chi Lăng
UBND quận phê duyệt phương án Phá dỡ toàn bộ vật kiến trúc và tài sản gắn liền với đất đối với các công trình xây dựng của cá nhân và tổ chức trên các tuyến đường Chi Lăng, Hùng Vương, Ngô Gia Tự và Lê Duẩn, thuộc Dự án khu phức hợp TMDV cao tầng tại khu vực sân vận động Chi Lăng tại Quyết định số 6049/QĐ-UBND ngày 20/11/2022. Chỉ đạo Ban quản lý XDCB quận trong quá trình đập phá dự án thì phải thực hiện rào chắn, che chắn xung quanh trước khi đập, phun nước, tưới nước giảm bụi và thực hiện dọn vệ sinh vỉa hè quanh dự án định kỳ 02lần/ngày.
Đồng thời, UBND quận đã chỉ đạo các phòng ngành chức năng liên quan: Phòng Tài nguyên Môi trường quận, Đội Kiểm tra Quy tắc đô thị quận, Công an quận phối hợp với UBND phường Hải Châu 2 tăng cường tuần tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo an ninh trật tự, xử lý tính trạng sử dụng vỉa hè trái phép, không để phát sinh chợ cóc, chợ tạm, ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường tại tuyến đường Lê Duẩn, Ngô Gia Tự, Hùng Vương, Chi Lăng thuộc khu vực dự án Khu phức hợp Thương mại Dịch vụ cao tầng Sân vận động Chi Lăng.
2
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Hoàn thành công tác di dời, bàn giao mặt bằng (đất sạch) cơ sở nhà đất tại số 88 Thanh Sơn, phường Thanh Bình, quận Hải Châu cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố quản lý chậm nhất trước ngày 30/12/2022; trong trường hợp Công ty không bàn giao theo cam kết, đề nghị lập thủ tục và tiến hành cưỡng chế theo quy định. Chỉ đạo ưu tiên bố trí vốn chuẩn bị đầu tư công trình tại số 88 Thanh Sơn trong năm 2023 theo quy định để xây dựng trụ sở UBND phường Thanh Bình và các hạng mục khác theo quy định
1. Công tác di dời, bàn giao mặt bằng (đất sạch) cơ sở nhà đất tại số 88 Thanh Sơn: Đến ngày 26/4/2023, Công ty Cổ phần Vinatex đã hoàn thành công tác tháo dỡ, di dời giá hạ, xà bần ra khỏi khu đất và Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố đã tiến hành nhận bàn giao toàn bộ khu đất số 88 Thanh Sơn để quản lý theo quy định;
2. Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư công trình tại số 88 Thanh Sơn: UBND thành phố đã bố trí 50 triệu đồng vốn chuẩn bị đầu tư năm 2023 để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại khu vực; UBND quận đang lập chủ trương với tổng mức đầu tư dự kiến là: 36.159.327.000 đồng, trong đó chi phí đền bù giải tỏa 29.780.671.500 đồng.
3
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các vị trí hủy bỏ quy hoạch hoặc tạm dừng triển khai các dự án và sớm hoàn thành các đồ án quy hoạch phân khu làm cơ sở để triển khai quy hoạch chi tiết, nâng cấp hạ tầng, tái thiết đô thị. Rà soát, bổ sung, nâng cấp hệ thống hạ tầng xã hội, để về lâu dài, từng bước đáp ứng nhu cầu, đời sống của người dân trong khu vực
Liên quan đến các đồ án quy hoạch phân khu đô thị đang được UBND huyện Hoà Vang và các Ban quản lý dự án tổ chức lập theo tiến độ được đề ra tại Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 10/6/2021. Đến nay cơ bản đã hoàn thành việc lập 09 đồ án, cụ thể:
Đang lấy ý kiến Bộ Xây dựng đối với đồ án quy hoạch phân khu Công nghệ cao và Đô thị Sườn đồi. Sau khi có ý kiến của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng sẽ tổ chức thẩm định và trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định.
Đang hoàn thiện hồ sơ theo Thông báo thẩm định đối với đồ án quy hoạch phân khu Đô thị huyện lỵ Hoà Vang. Sau khi UBND huyện Hoà Vang hoàn thiện hồ sơ, trình Sở Xây dựng ban hành Báo cáo thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định.
- Đang xin ý kiến Thành uỷ các đồ án quy hoạch phân khu: Sân bay, Cảng biển Liên Chiểu, Ven vịnh Đà Nẵng, Ven sông Hàn và bờ Đông, Đổi mới sáng tạo. Sau khi có ý kiến của Thành uỷ, Hội đồng thẩm định sẽ tổ chức họp theo quy định
Đang hoàn thiện đồ án quy hoạch phân khu Trung tâm Lõi xanh, làm cơ sở xin ý kiến Thành uỷ.
Các đồ án quy hoạch phân khu sau khi được phê duyệt là cơ sở xác định dự án đầu tư và lập quy hoạch chi tiết.
Trong quá trình tổ chức lập các đồ án quy hoạch phân khu, các đơn vị tổ chức lập đã phối hợp với UBND các quận huyện để tổ chức rà soát, bổ sung, nâng cấp hệ thống hạ tầng xã hội theo hướng các khu vực mới đảm bảo các chỉ tiêu theo Quy chuẩn và các khu vực hiện hữu trong đô thị đảm bảo tiếp cận dần đạt đến các chỉ tiêu của các khu vực đô thị mới.
Đồng thời, liên quan đến Đề án tái thiết, chỉnh trang, phát triển đô thị Trung tâm thành phố, Sở Xây dựng đã báo cáo UBND thành phố xin ý kiến Ban Thường vụ Thành uỷ, HĐND thành phố tại Kỳ họp tháng 7/2023 làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo theo đúng quy định.
4
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Cần tổ chức triển khai kiểm tra, đánh giá hệ thống cấp nước sinh hoạt tổng thể trên địa bàn thành phố và có phương án xử lý đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đồng thời có kế hoạch nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ
Việc đầu tư hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng đang được triển khai theo quy hoạch cấp nước đã được phê duyệt tại Quyết định số 9018/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 và Kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020-2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 21/01/2020 của UBND thành phố. Đến nay, tổng công suất thiết kế của các nhà máy cấp nước trên địa bàn thành phố là khoảng 470.000 m3/ngđ, trong khi đó nhu cầu sử dụng nước trên toàn thành phố trung bình dưới 350.000 m3/ngđ (do đầu tư đến giai đoạn gần 2030); đồng thời, vừa qua thành phố cũng đã đầu tư hoàn thành các tuyến ống cấp nước truyền tải chính như: Tuyến ống Nhà máy nước Hòa Liên, dọc đường Thăng Long, dọc đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa, sắp triển khai tuyến ống cấp nước phía Đông Nam thành phố. Do vậy, với hệ thống cấp nước hiện trạng, việc cấp nước an toàn cho người dân trên địa bàn thành phố là đảm bảo, trừ những khu vực quy mô nhỏ, thiếu nước cục bộ do đường kính ống nhỏ (chủ yếu tập trung ở huyện Hòa Vang), UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng kịp thời đầu tư cải tạo, nâng cấp để bảo đảm phục vụ nhu cầu người dân.
Ngoài ra, hiện nay thành phố đang triển khai Điều chỉnh quy hoạch chuyên ngành cấp nước trên cơ sở quy hoạch chung đã được phê duyệt. Đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch điều chỉnh, bảo đảm đầu tư hệ thống cấp nước hiệu quả, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân trên toàn thành phố theo từng giai đoạn cụ thể.
5
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác giải tỏa đền bù trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi người dân nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án động lực trọng điểm. Đồng thời có kế hoạch, phương án đảm bảo việc đi lại của người dân được an toàn, thuận tiện tại các khu vực đang triển khai thi công trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến
Công tác phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác giải tỏa đền bù được tổ chức chặt chẽ, kịp thời, đúng trình tự, thủ tục theo Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 20/6/2020, Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của UBND thành phố quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố; Quyết định số 3805/QĐ-UBND ngày 29/11/2021, Quyết định số 5318/QĐ-UBND ngày 18/11/2019 của UBND thành phố về quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trọng công tác giải phóng mặt bằng, thi công dự án trên địa bàn thành phố.
Với sự chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với địa phương đề xuất các chính sách về giải tỏa đền bù được HĐND thành phố thông qua tại Nghị quyết số 103/NQ-HĐND ngày 15/12/2022; tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 15/3/2021 của UBND thành phố quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố theo hướng hỗ trợ tốt hơn đối với hộ giải tỏa: hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất; điều chỉnh đơn giá bồi thường; quy định bố trí tái định cư lô đất có vị trí hai mặt tiền.... Dự thảo quyết định sửa đổi, bổ sung đã được UBND thành phố thông qua tại buổi họp thường kỳ ngày 09/6/2023 và đang thực hiện các thủ tục ban hành. Cùng với đó, UBND thành phố đã và đang đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng: ủy quyền thu hồi đất; giao quyền quyết định hỗ trợ.
6
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Chỉ đạo sớm xử lý các vướng mắc đối với các dự án Quy hoạch treo, kịp thời thông tin cho người dân được biết kế hoạch, nguồn lực và lộ trình thực hiện triển khai trong thời gian đến. Nghiên cứu có giải pháp nhằm đảm bảo hệ thống thoát nước và công tác chống ngập úng, xử lý ô nhiễm môi trường của khu vực quy hoạch treo
1. Về các dự án Quy hoạch treo
Thực hiện chủ trương của UBND thành phố tại Công văn số 4953/UBND-SXD ngày 09/9/2022 về rà soát quy hoạch thành phố 2023, UBND các quận, huyện đã tổ chức thực hiện, có văn bản gửi Sở Xây dựng tổng hợp.
Sở Xây dựng đã có văn bản ý kiến đối với các đồ án thuộc thẩm quyền của UBND các quận, huyện; đồng thời có văn bản báo cáo các đồ án thuộc thẩm quyền của UBND thành phố. UBND thành phố đã có chủ trương đối với các đồ án thuộc thẩm quyền đã được rà soát. Sở Xây dựng đã có Công văn số 2378/SXD-QHKT&PTĐT ngày 08/4/2023 báo cáo UBND thành phố tổng thể kết quả rà soát.
UBND thành phố đã nghe báo cáo tổng thể và có chỉ đạo tại Thông báo số 198/TB-VP ngày 09/5/2023 và Thông báo số 217/TB-VP ngày 20/5/2023:
Đối với đồ án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố: “giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan làm rõ nội dung đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, đề xuất hướng xử lý, lưu ý lập bảng biểu để minh họa, báo cáo UBND thành phố”;
Đối với các đồ án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND các quận, huyện: “giao Sở Xây dựng thống nhất với UBND các quận, huyện, báo cáo UBND thành phố xem xét quyết định, làm cơ sở để UBND các quận, huyện triển khai thực hiện”.
Đối với các sơ đồ ranh giới: “Thống nhất chủ trương UBND thành phố xem xét, quyết định và phê duyệt bãi bỏ đối với các sơ đồ ranh giới trên địa bàn thành phố. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện triển khai thực hiện”, Báo cáo UBND thành phố trước 15/6/2023.
Sở Xây dựng đã có Công văn số 3365/SXD-QHKT&PTĐT ngày 15/5/2023 đề nghị UBND các quận, huyện phối hợp triển khai chỉ đạo của UBND thành phố; và các Công văn số 3667/SXD-QHKT&PTĐT ngày 25/05/2023, và Công văn số 4163/SXD-QHKT&PTĐT ngày 09/06/2023 đôn đốc. Hiện UBND huyện Hòa Vang đã có Công văn số 1284/UBND-KTHT ngày 24/5/2023 tổng hợp báo cáo; UBND các quận khác: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn chưa có ý kiến. Sau khi UBND các quận có báo cáo, Sở Xây dựng sẽ tổng hợp báo cáo UBND thành phố theo chỉ đạo.
2. Nghiên cứu giải pháp nhằm đảm bảo hệ thống thoát nước và công tác chống ngập úng khu vực quy hoạch treo
Hiện nay, hầu hết các khu vực nằm trong ranh giới đồ án quy hoạch treo đều là các khu vực dân cư hình thành từ rất lâu và đã bố trí dày đặc, hạ tầng kỹ thuật xuống cấp. Việc nâng cấp kiệt hẻm, đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý môi trường chỉ mang tính chất tạm thời và không thể triệt để do phần lớn các khu vực này có cao độ nền thấp, bề rộng kiệt hẻm không đảm bảo để đầu tư hệ thống thoát nước kích thước lớn.
Trước mắt, UBND các quận, huyện phải có trách nhiệm đề xuất đầu tư tạm thời các khu vực này và thành phố sẽ sớm triển khai các dự án theo quy hoạch được phê duyệt đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu nhằm sớm giải quyết căn cơ vấn đề thoát nước và vệ sinh môi trường.
7
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội, rà soát, đánh giá nguồn lực về nhà ở xã hội, nhà chung cư để đề xuất các chính sách, giải quyết căn cơ, đảm bảo nhu cầu về nhà ở của người dân, yếu tố an sinh xã hội của thành phố. Chỉ đạo khẩn trương rà soát tính pháp lý, đẩy nhanh tiến độ giải tỏa di dời các khu tập thể xuống cấp cấp theo thời hạn cam kết. Sớm khắc phục tình trạng xuống cấp của các khu chung cư, nhà ở xã hội
1. Về đầu tư các dự án nhà ở xã hội
Trong 05 tháng đầu năm 2023, đã nghiệm thu, đưa vào sử dụng 01 dự án với 1.275 căn, đang triển khai 05 dự án với 3.086 căn, đang xin chủ trương chuyển đổi công năng 02 Khu KTX tập trung phía Tây thành phố và Khu KTX tập trung phía Tây thành phố - Mở rộng tại Khu đô thị công nghiệp Hoà Khánh với 728 căn, đã phê duyệt chủ trương đầu tư và đang kêu gọi đầu tư 03 dự án với 2.851 căn. Ngoài ra, Thành phố đang phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chọn địa điểm để triển khai 01 dự án thiết chế công đoàn (gồm nhà ở và các thiết chế văn hóa, thể thao) phục vụ công nhân tại khu vực quận Liên Chiểu.
Về nguồn vốn đầu tư, hiện nay, Thành phố có quỹ nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước gần 10.000 căn hộ (cao nhất nước) để bố trí thuê đối với các đối tượng khó khăn về nhà ở để thực hiện chính sách an sinh xã hội. Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa quỹ nhà ở xã hội này đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, Thành phố tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
Tập trung rà soát công tác quản lý sử dụng nhà ở xã hội, thực hiện thủ tục thu hồi nhà ở đối với các trường hợp không còn đủ điều kiện thuê hoặc vi phạm quy chế quản lý sử dụng nhằm bổ sung quỹ nhà ở xã hội để bố trí lại.
Ưu tiên nhà ở xã hội từ nguồn vốn ngân sách để bố trí đối với đối tượng là người có công với cách mạng; hộ nghèo, cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hộ giải tỏa các khu chung cư, tập thể xuống cấp thuộc sở hữu nhà nước.
Triển khai lập và thực hiện Đề án thí điểm bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đang bố trí cho thuê (1.715 căn hộ) nhằm tạo điều kiện cho người đang thuê được mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống, giảm nguồn lực của nhà nước trong công tác quản lý vận hành nhà ở và bổ sung nguồn kinh phí để tái đầu tư các dự án nhà ở xã hội khác trên địa bàn thành phố.
Ưu tiên nguồn vốn ngân sách để triển khai các dự án nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng, chuyển đổi công năng 02 khu ký túc xá tại Khu đô thị công nghiệp Hòa Khánh sang nhà ở công nhân. Đối với các đối tượng còn lại, kêu gọi đầu tư nhà ở xã hội từ nguồn vốn ngoài ngân sách để bán, cho thuê. Thành phố tạo điều kiện về quỹ đất, cơ chế chính sách để nhà đầu tư triển khai dự án.
2. Về giải tỏa các khu tập thể xuống cấp thuộc sở hữu nhà nước
Tính đến hết năm 2021, Thành phố còn 17 khu tập thể xuống cấp thuộc sở hữu nhà nước chưa di dời, giải tỏa (02 khu cấp D, 14 khu cấp C, 01 khu cấp B). Đến hết tháng 5/2013, đã di dời 01/02 khu cấp D với 03/12 hộ, 04/14 khu cấp C với 37/102 hộ, chưa di dời 10 hộ tại 01 khu cấp B. Thực hiện chỉ đạo của HĐND, UBND thành phố, Sở Xây dựng đang tập trung đôn đốc UBND quận Hải Châu và Thanh Khê khẩn trương di dời, giải tỏa các khu tập thể còn lại.
Theo kế hoạch do các đơn vị đề xuất, sẽ tập trung hoàn thành di dời, giải tỏa 01 khu cấp D, 05 khu cấp C trong năm 2023 và 05 khu cấp C, 01 khu cấp B trong năm 2024.
3. Về bảo trì, sửa chữa chung cư thuộc sở hữu nhà nước
Trong 05 tháng đầu năm 2023, đã hoàn thành dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống PCCC và lắp đặt hệ thống cảnh báo cháy sớm các khu chung cư, ký túc xá thuộc sở hữu nhà nước và dự án Thay mới 18 thang máy tại các Khu chung cư Phong Bắc và Làng cá Nại Hiên Đông 1,2,3; đang triển khai dự án Sửa chữa các khu chung cư thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố (gồm: Làng cá Nại Hiên Đông vị trí 1,2,3; Hòa Hiệp 2; Phước Lý, Nại Hiên Đông C2; cuối tuyến Bạch Đằng Đông; thu nhập thấp đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc với với tổng mức đầu tư khoảng 14,9 tỷ đồng), đồng thời đang khảo sát, xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn năm 2024.
Đối với các hư hỏng nhỏ, Trung tâm Quản lý và Khai thác nhà tiếp nhận, xử lý ngay khi tiếp nhận phản ánh của nhà trưởng chung cư hoặc người đang thuê nhà theo quy trình.

8
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan cần phân tích, đánh giá làm rõ tính chất đặc thù, vượt trội của Chương trình phát triển nhà ở điều chỉnh nhằm hỗ trợ công tác an sinh xã hội cho người dân thành phố có hoàn cảnh khó khăn về chỗ ở liên quan đến đến mục tiêu chương trình “3 có” của thành phố
Năm 2017, HĐND thành phố ban hành Nghị quyết số 129/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 1002/QĐ-UBND ngày 07/3/2018 về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Từ thời điểm đó đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 30/2021/NĐ-CP , UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng triển khai xây dựng nội dung điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2030, trình UBND thành phố lấy ý kiến Bộ Xây dựng tại Công văn số 5562/BXD-QLN ngày 08/12/2022, trình HĐND thành phố thông qua theo Nghị quyết số 77/NQ-HĐND ngày 15/12/2022. Trên cơ sở đó, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 3432/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 về việc phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2030.
Ngoài những điều chỉnh để phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố, nội dung Chương trình lần này có một số điểm nổi bật, vượt trội như sau:
Tăng chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đến năm 2025 khoảng 30 m2/người và đến năm 2030 khoảng 32 m2/người; cao hơn chỉ tiêu bình quân cả nước, cao hơn 3/4 thành phố trực thuộc Trung ương.
Stt Đơn vị hành chính Diện tích nhà ở bình quân (m2 sàn/người)
Đến năm 2025 Đến năm 2030
I. Chỉ tiêu bình quân toàn quốc 27,0 30,0
II. Các Thành phố trực thuộc Trung ương
1 Thành phố Hà Nội 29,5 32,0
2 Thành phố Hải Phòng 29,2 36,5
3 Thành phố Đà Nẵng 30,0 32,0
4 Thành phố Hồ Chí Minh 23,5 26,5
5 Thành phố Cần Thơ 25,5 29,8
III. Các tỉnh lân cận
1 Tỉnh Thừa Thiên Huế 26,5 30,0
2 Tỉnh Quảng Nam 28,9 33,2
Tăng chất lượng nhà ở phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, cụ thể: Đến năm 2030, tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố phấn đấu đạt trên 95%; trong đó, khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 60%-80%; không để phát sinh nhà ở đơn sơ, đặc biệt là khu vực đô thị.
Về nhà ở xã hội:
Điều chỉnh tăng diện tích sàn nhà ở xã hội, hình thành các dự án nhà ở xã hội riêng cho người có công cách mạng, công nhân khu công nghiệp.
Tập trung vốn ngân sách để triển khai dự án nhà ở xã hội cho người có công cách mạng ; chuyển đổi công năng 02 khu ký túc xá tại Khu đô thị công nghiệp Hòa Khánh sang nhà ở công nhân. Triển khai “Đề án thí điểm bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đang bố trí thuê” để tạo điều kiện cho người thuê nhà ổn định chỗ ở, đồng thời bổ sung vốn ngân sách để tái đầu tư các dự án nhà ở xã hội.
Tập trung kêu gọi thêm các dự án nhà ở xã hội từ nguồn vốn ngoài ngân sách để giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội của các đối tượng còn lại, nhất là các dự án nhà ở công nhân, nhà lưu trú công nhân.
Thực hiện rà soát, bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong quá trình điều chỉnh, lập các quy hoạch phân khu; chú trọng rà soát quy hoạch các khu công nghiệp và khu vực lân cận để bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở công nhân, nhà lưu trú công nhân.
Về nhà ở thương mại: Điều chỉnh diện tích sàn nhà ở thương mại trên cơ sở rà soát, cân đối các dự án đã giao chủ đầu tư và tiếp tục quy hoạch, kêu gọi đầu tư các khu đô thị mới theo định hướng Quy hoạch chung. Đây là một nội dung rất quan trọng, tạo tiền đề, động lực để phát triển đô thị nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung trong giai đoạn 2021-2030.
9
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung Nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo hướng lựa chọn ra dự án thực sự trọng điểm, quan trọng, có tác động lan tỏa để xây dựng chính sách ưu tiên, đột phá, hỗ trợ tập trung đảm bảo tác động thực sự của chính sách và sức hấp dẫn để doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án, mang lại hiệu quả thực sự thiết thực cho doanh nghiệp và cho sự phát triển của thành phố; báo cáo HĐND thành phố xem xét, quyết định tại Kỳ họp giữa năm 2023
Do khó khăn trong việc xác định lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm trong khi phải đảm bảo nguyên tắc Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư theo Luật Đầu tư cùng với thời gian thực hiện (6 tháng) chưa đủ để đánh giá kết quả thi hành chính sách, UBND thành phố đã có Công văn số 1182/UBND-STC ngày 16/3/2023 báo cáo Thường trực HĐND thành phố xem xét thống nhất theo hướng không trình HĐND thành phố sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 84/2022/NQ-HĐND tại kỳ họp giữa năm 2023 mà tiếp tục triển khai tiếp nhận hồ sơ và thực hiện hỗ trợ theo quy định của Nghị quyết số 84/2022/NQ-HĐND đến hết ngày 31/12/2025, chậm nhất trước ngày 30/6/2026, UBND thành phố sẽ đánh giá kết quả thi hành chính sách để báo cáo HĐND thành phố;
Theo đó, Ban Kinh tế - Ngân sách đã có Công văn số 161/HĐND-KTNS ngày 30/5/2023 thông báo ý kiến của Thường trực HĐND thành phố, trong đó đề nghị UBND thành phố chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 84/2022/NQ HĐND; báo cáo HĐND thành phố tình hình triển khai thực hiện chính sách trong 6 tháng đầu năm 2023 tại Kỳ họp giữa năm. Đồng thời, đề nghị UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nội dung theo đề nghị tại Công văn số 51/HĐNDKTNS ngày 16/3/2023 của Thường trực HĐND liên quan đến đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa hệ thống điện chiếu sáng, cáp viễn thông, truyền hình hiện hữu và cải tạo vỉa hè theo chỉ đạo của HĐND thành phố tại Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022;
Như vậy, UBND thành phố sẽ không trình HĐND thành phố sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 84/2022/NQ-HĐND tại Kỳ họp giữa năm 2023 và chỉ báo cáo kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2023. Đến thời điểm hiện nay, đã có 03 chủ đầu tư (Công ty CP Cảng Đà Nẵng, Công ty CP Cơ khí đường sắt Đà Nẵng, Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu Đà Nẵng) gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 84/2022/NQ-HĐND; trong đó, Sở Tài chính đã chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị hoàn thành thẩm định hồ sơ, báo cáo UBND thành phố xem xét phê duyệt hỗ trợ lãi suất đối với Công ty CP Cảng Đà Nẵng. Liên quan đến giải pháp, chính sách thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa hệ thống điện chiếu sáng, cáp viễn thông, truyền hình hiện hữu và cải tạo vỉa hè, tại Thông báo số 244/TB-VP ngày 09/6/2023, Chủ tịch UBND thành phố đã có kết luận, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất.
10
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Chỉ đạo các sở ngành, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, có giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố
Để tập trung triển khai chương trình OCOP theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng hỗ trợ, nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm OCOP, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 26/12/2022 thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2022-2023 và Công văn số 1389/UBND-SNN ngày 27/3/2023 về việc tập trung triển khai Chương trình OCOP năm 2023. Trong đó, đã chỉ đạo, phân công cụ thể các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố.
Về chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP đã được ban hành tại Nghị quyết số 329/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố và hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung hỗ trợ theo nội dung chính sách để nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm OCOP của thành phố, kết quả hỗ trợ trong 02 năm 2021- 2022 như sau:
Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP: Đã thực hiện hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 04 sản phẩm và chứng nhận hệ thống chất lượng (ISO, HACCP,…) cho 08 chủ thể OCOP, hỗ trợ thiết kế, in ấn bao bì, bộ nhận diện thương hiệu, thương hiệu cho 24 sản phẩm, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho 08 sản phẩm OCOP. Hỗ trợ xây dựng câu chuyện sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ tham gia chương trình OCOP cho 02 sản phẩm, hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, xây dựng Web, bán hàng trực tuyến cho 16 chủ thể OCOP và chi hỗ trợ thưởng cho 64 sản phẩm được công nhận OCOP, kinh phí hỗ trợ 1.732.000.000 đồng.
Hỗ trợ Điểm trưng bày OCOP: Đã hỗ trợ, hình thành 07 điểm trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP (Hòa Vang: 02 điểm, Cẩm Lệ: 02 điểm, Ngũ Hành Sơn 02 điểm, Thanh Khê: 01 điểm), kinh phí hỗ trợ: 654.472.000 đồng.
Trong năm 2023 tiếp tục tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP theo các nội dung chính sách, hiện nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ đợt 1 cho 10 chủ thể OCOP của Hòa Vang, Hải Châu và quận Cẩm Lệ về hỗ trợ hệ thống chứng nhận tiên tiến (HACCP, ISO,...), hỗ trợ bao bì, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2023, đã tổ chức 01 lớp đào tạo, tập huấn triển khai chương trình OCOP, phối hợp với Sở Công Thương, Báo Tuổi trẻ tổ chức Hội thảo phát triển sản phẩm OCOP Đà Nẵng, hỗ trợ 20 chủ thể OCOP tham gia Hội chợ Hàng Việt năm 2023 - Tôn vinh sản phẩm OCOP Đà Nẵng, từ ngày 06-11/6/2023 và triển khai hỗ trợ xúc tiến thương mại, bao bì, nhãn hiệu, chứng nhận hệ thống chất lượng, hồ sơ tham gia chương trình OCOP cho các sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố.
Nhìn chung, thành phố đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP theo Nghị quyết số 329/2020/NQ- HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân thành phố và đã bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung chính sách nhằm tạo động lực để các sản phẩm OCOP thành phố cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và chứng nhận hệ thống chất lượng tiên tiến,…, góp phần mở rộng thị trường và phát triển quy mô sản phẩm OCOP. Đến nay, thành phố Đà Nẵng đã có 64 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó có 21 sản phẩm 4 sao, 42 sản phẩm 3 sao và 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao tham gia đánh giá cấp TW. Số chủ thể tham gia là 53 chủ thể, trong đó 30 hộ sản xuất kinh doanh, chiếm 56,6%, chiếm 8 HTX, chiếm 15,1%, 15 doanh nghiệp, chiếm 28,3%. Hiện nay, các quận, huyện đang tiếp nhận hồ sơ để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quận, huyện, dự kiến năm 2023 có khoảng 20-25 sản phẩm được công nhận OCOP và tiếp tục tập trung hỗ trợ, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm OCOP Đà Nẵng.
11
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
a. Nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư, quản lý và khai thác chợ Cồn, trong trường hợp, xác định đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thành phố, đề nghị khẩn trương rà soát cơ sở pháp lý hoàn thành các thủ tục liên quan để sớm triển khai phương án theo quy định.


b. Hoàn thành đầu tư và triển khai thi công chợ Hòa Hiệp Bắc trong quý III năm 2023
1. Chợ Cồn
Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Phương án đầu tư, quản lý và khai thác chợ Cồn. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo UBND thành phố tại Công văn số 1673/VP-KT ngày 15/5/2023 về kết quả nghiên cứu Phương án đầu tư, quản lý và khai thác chợ Cồn, Sở Công Thương đã hoàn chỉnh lại Phương án. Theo đó, sau khi rà soát cơ sở pháp lý hiện hành, có 02 hình thức đầu tư xây dựng chợ Cồn như sau:
Sử dụng 100% vốn đầu tư công: Việc phân bổ vốn đầu tư công triển khai dự án sẽ giúp dự án chợ Cồn sớm được đưa vào hoạt động do nguồn vốn có sẵn. Tuy nhiên, thời điểm thực hiện dự án là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP về đầu tư và phát triển chợ với đầy đủ cơ sở pháp lý cho phép phân bổ vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng chợ
Kêu gọi nhà đầu tư: Nếu lựa chọn hình thức kêu gọi nhà đầu tư thì cũng sẽ mất một thời gian để thực hiện các thủ tục liên quan đến thủ tục đấu thầu hoặc đấu giá để tìm kiếm nhà đầu tư có năng lực thật sự, đồng thời việc giải phóng mặt bằng với hơn 2.000 hộ tiểu thương hiện có tại chợ là một vấn đề không dễ dàng để thực hiện. Mặt khác, Chợ Cồn có vị trí đắc địa, ở trung tâm thành phố, giá trị lô đất cao, trường hợp lựa chọn nhà đầu tư để trực tiếp đầu tư, quản lý, khai thác chợ, đơn giá dịch vụ khai thác cho thuê mặt bằng, ki ốt, quầy, sạp của chủ đầu tư sẽ rất cao (do chi phí đầu tư xây dựng và tiền sử dụng đất lớn; thời gian điều chỉnh giá thuê nhanh, nhằm thu hồi vốn đầu tư…). Việc này có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp tục thuê điểm
kinh doanh của tiểu thương sau khi chợ được xây dựng mới đưa vào hoạt động. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát ban đầu khi xây dựng Phương án, đa số tiểu thương tại chợ không ủng hộ loại hình đầu tư này, nên có thể phát sinh các kiến nghị, khiếu nại về mức giá, phí dịch vụ, về phương án bố trí, sắp xếp tại chợ…, thậm chí có thể không thực hiện được dự án như dự án chợ Đông Ba (Huế), chợ Trung tâm thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La)…. Vì vậy, để dự án thực hiện thông qua đấu thầu hoặc đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư có tính khả thi thì cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ tiểu thương từ chính quyền thành phố trong thời gian đầu (khoảng 3-5 năm) và sự chủ động, san sẻ trách nhiệm xã hội hỗ trợ tiểu thương từ nhà đầu tư có tiềm năng, tiềm lực và bề dày kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư, quản lý và phát triển chợ
2. Chợ Hòa Hiệp Bắc
Dự án Chợ Hòa Hiệp Bắc được UBND quận Liên Chiểu được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3214/QĐ-UBND ngày 14/12/2022 với quy mô đầu tư chợ hạng 3, thời gian thực hiện dự án năm 2022-2024 và giao UBND quận Liên Chiểu làm chủ đầu tư kiêm điều hành dự án.
Tình hình triển khai đến nay:
UBND quận đã triển khai phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tư vấn, phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát địa chất, phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, tiến hành khoan khảo sát xây dựng và phê duyệt Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
Dự án đã hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi, lấy ý kiến về PCCC và được Phòng cảnh sát PCCC&CNCH Công an thành phố Đà Nẵng chấp thuận phương án PCCC tại Công văn số 28/PCCC&CNCH-CTPC ngày 12/5/2023. Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được Trung tâm giám định chất lượng xây dựng (Sở Xây dựng Đà Nẵng) thẩm tra tại Báo cáo số 13/BC-TTGĐ ngày 09/6/2023, UBND quận đang trình Sở Xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.
12
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ… đặc biệt trong thời gian cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão
Sở Công Thương và các ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão, cụ thể như sau:
Đã thành lập các tổ để theo dõi tình hình thị trường hàng hóa thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán; đồng thời giám sát việc bán thịt heo bình ổn và đưa hàng về phục vụ nhân dân 2 xã miền núi: Hòa Bắc, Hòa Ninh và đã có Công văn gửi các UBND quận, huyện đề nghị phối hợp theo dõi, báo cáo diễn biến thị trường một số mặt hàng thiết yếu tại các chợ trên địa bàn hàng ngày từ ngày 08/01/2023 đến ngày 22/01/2023;
Tham mưu UBND thành phố tổ chức đoàn công tác kiểm tra thị trường hàng hóa Tết 2023 tại một số điểm bán thịt heo bình ổn, siêu thị và chợ vào ngày 20/01/2023 (29 tháng Chạp).
Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã tập trung lực lượng, đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát các tuyến, địa bàn, khu vực trọng điểm như nhà ga, sân bay, bưu điện, các khu công nghiệp… đây là địa điểm được cho là đối tượng buôn lậu thường tập trung để lưu chuyển hàng hóa nhiều nhất. Kết quả, đã kiểm tra 349 vụ, xử lý 315 vụ (Hàng cấm, hàng lậu: 33 vụ; Hàng giả: 01 vụ và gian lận thương mại 281 vụ) với tổng số tiền thu nộp ngân sácch gần 59 tỷ đồng. Ngoài ra còn tạm giữ và tịch thu nhiều hàng giả, hàng lậu, hàng cấm, trị giá hàng hoá vi phạm ước tính trên hơn 4 tỷ đồng. Cụ thể:
Công an thành phố đã tiến hành kiểm tra 57 vụ, xử lý vi phạm hành chính 46 vụ/46 đối tượng với số tiền thu phạt 412 triệu đồng, đồng thời tịch thu tạm giữ số lượng lớn hàng hóa vi phạm như (200 tấn đường, 02 tấn hạt hạnh nhân, 1.000 chai rượu ngoại nhập lậu, 27.734 sản phẩm mỹ phẩm, đồ gia dụng, phụ tùng ôtô, thuốc lá điện tử,.. Tổng số tiền bán thanh lý, tịch thu trị giá gần 600 triệu đồng.).
Cục Thuế Đà Nẵng: đã xử lý 52 đơn vị, thu phạt và truy thu thuế với số tiền gần 55 tỷ đồng.
Cục Quản lý Thị trường: đã kiểm tra 193 tổ chức, cá nhân; xử phạt 159 vụ với tổng số tiền xử phạt gần 170 triệu đồng.
Cục Hải quan thành phố: đã xử lý 42 vụ, phạt tiền gần 2,7 tỷ đồng với các hành vi vi phạm chủ yếu là khai sai tên hàng, mã số, số lượng đối với hàng hóa nhập khẩu.
Sở Tài chính: tập trung theo dõi, kiểm tra diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng hóa thiết yếu, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng Tết của người dân, giá dịch vụ giữ xe tại các địa điểm kinh doanh, buôn bán tập trung và các điểm vui chơi, giải trí, thuốc phòng và chữa bệnh cho người và các mặt hàng khác phục vụ nhu cầu Tết trên địa bàn quận, huyện.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: đã phát hiện 09 trường hợp vi phạm liên quan đến trốn tránh kiêm dịch tại trạm kiểm dịch đầu mối; vận chuyển, kinh doanh thịt gia cầm không dấu kiểm soát giết mổ; tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển, với tổng số tiền xử phạt hơn 28 triệu đồng; thực hiện 75 đợt tuần tra, kiểm tra, truy quét ngăn chặn các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ lâm sản, động vật hoang dã trái phép, 12 đợt kiểm tra kiểm soát lâm sản, qua đó đã phát hiện và xử lý 01 trường hợp phá rừng trái pháp luật, với tổng số tiền xử phạt hơn 19 triệu đồng.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng: đã bắt, xử lý 14 vụ/16 đối tượng vi phạm; khởi tố vụ án hình sự, điều tra ban đầu 09 vụ/10 đối tượng mua bán trái phép hàng cấm là chất ma tuý; xử lý hành chính 01 đối tượng. Qua đó đã xử phạt VPHC 05 vụ/05 đối tượng với số tiền xử phạt hơn 158 triệu đồng.
Nhìn chung tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố, đặc biệt trước, trong và sau tết Nguyên đán 2023 không phát sinh những vấn đề nổi cộm, vụ việc lớn không nhiều, hàng hóa trên địa bàn thành phố phong phú, đa dạng, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, rau củ quả, bánh mức, hàng may mặc sẵn....; Không xảy ra tình trạng đầu cơ găm hàng, đặc biệt không phát sinh những vấn đề nổi cộm về sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại.
13
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Thường xuyên quan tâm, theo dõi việc cung ứng xăng dầu trên địa bàn thành phố, đảm bảo hoạt động, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tới nhiều hoạt động như giao thông, vận tải, logictis, nhất là dịp Tết Nguyên đán 2023. Phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý thị trường tăng cường nắm bắt tình hình cung ứng xăng dầu của các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu của các cửa hàng bán lẻ
Sở Công Thương thường xuyên theo dõi tình hình cung ứng xăng dầu của các thương nhân đầu mối trên địa bàn, đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho địa bàn thành phố.
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin với Cục Quản lý thị trường thành phố trong việc nắm bắt thông tin tình hình kinh doanh xăng dầu của các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tàu kinh doanh xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu.
Tổ chức làm việc, đối thoại với các doanh nghiệp liên quan đến những vướng mắc khi cấp lại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu (do mục đích sử dụng đất không phù hợp với Luật Đất đai 2013). Qua đó đã có các văn bản báo cáo, tham mưu và được UBND thành phố thống nhất gia hạn thời gian hoạt động cho các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có vướng mắc về mục đích sử dụng đất đến hết tháng 12/2025 để các doanh nghiệp có thời gian thực hiện các thủ tục về đất đai, hoạt động ổn định và đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trên địa bàn thành phố.
14
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Chỉ đạo hoàn thành trong quý II năm 2023 nội dung đề xuất các giải pháp thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp với ngầm hóa hệ thống điện chiếu sáng, cáp viễn thông, truyền hình hiện hữu và cải tạo vỉa hè
Thực hiện nhiệm vụ được giao UBND thành phố tại Công văn số 1433/UBND-ĐTĐT ngày 28/3/2023 về việc liên quan đến việc ngầm hóa lưới điện kết hợp với ngầm hóa hệ thống điện chiếu sáng, cáp viễn thông, truyền hình hiện hữu và cải tạo vỉa hè, Sở Công Thương đã dự thảo nội dung đề xuất UBND thành phố chỉ đạo triển khai các giải pháp thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp với ngầm hóa hệ thống điện chiếu sáng, cáp viễn thông, truyền hình hiện hữu và cải tạo vỉa hè và có Công văn số 804/SCT-QLNL ngày 12/4/2023 gửi lấy ý kiến các sở, ban, ngành. Sau khi tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị, Sở Công Thương đã có Công văn số 1055/SCT-QLNL ngày 10/5/2023 báo cáo, đề xuất UBND thành phố các giải pháp thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp với ngầm hóa hệ thống điện chiếu sáng, cáp viễn thông, truyền hình hiện hữu và cải tạo vỉa hè.
UBND thành phố đã nghe Sở Công Thương báo cáo, đề xuất các giải pháp thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp với ngầm hóa hệ thống điện chiếu sáng, cáp viễn thông, truyền hình hiện hữu và cải tạo vỉa hè (Thông báo số 244/TB-VP ngày 09/6/2023):
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch không gian ngầm trên địa bàn thành phố (theo Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị), báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.
Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để đề xuất chính sách, cơ chế hỗ trợ lãi suất tổng thể cho ngành điện và các đơn vị tham gia hạ tầng ngầm, trình UBND thành phố báo cáo HĐND thành phố tại kỳ họp cuối năm 2023.
Giao Sở Giao thông vận tải cập nhật các giải pháp đề xuất của Sở Công Thương tại buổi họp, nghiên cứu, đề xuất cụ thể, trong đó lưu ý phương án khai thác, quản lý vận hành đối với các công trình hạ tầng ngầm trước khi hoàn thành, đưa vào sử dụng; báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định, hoàn thành trong tháng 11/2023.
15
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
a. Nhanh chóng hoàn thành công tác đầu tư và đưa vào khai thác các cụm công nghiệp để sớm xử lý dứt điểm việc di chuyển các cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư theo kế hoạch đã được phê duyệt. Khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, hoàn thành dứt điểm các hồ sơ giải tỏa còn lại và sớm đưa vào khai thác sử dụng vận hành Cụm công nghiệp Cẩm Lệ. Phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp Hòa Nhơn, Hòa Khánh Nam.
b. Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Hòa Cầm - giai đoạn 2 trong quý II năm 2023. Tiếp tục bám sát các bộ ngành Trung ương để tiến hành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến chủ trương đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Hòa Ninh, Hòa Nhơn. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất triển khai hoàn thành việc chuyển đổi Khu phụ trợ dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng thành Khu công nghiệp hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng
Sở Công Thương đã có Tờ trình số 1378/TTr-SCT ngày 08/6/2023 trình UBND thành phố Dự thảo Quyết định của UBND thành phố ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Sở Công Thương đã tham mưu cho Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp ban hành Quyết định số 50/QĐ-HĐ ngày 09/5/2023 về Quy chế làm việc của Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp.
b) CCN Cẩm Lệ
Dự án HTKT CCN Cẩm Lệ đã hoàn thành giai đoạn I và hơn 95% khối lượng giai đoạn II. Tuy nhiên, CCN Cẩm Lệ chưa thể khớp nối với hạ tầng giao thông và thoát nước bên ngoài. Ngày 12/5/2023, UBND quận Cẩm Lệ đã có Công văn số 904/UBND-BQLDA về đề xuất phương án đầu tư khớp nối hệ thống giao thông và thoát nước CCN Cẩm Lệ. Ngày 25/5/2023, Sở Xây dựng đã có Công văn số 3674/SXD-HTKT báo cáo UBND thành phố về phương án đầu tư khớp nối hệ thống giao thông và thoát nước CCN Cẩm Lệ trên cơ sở đề xuất của UBND quận Cẩm Lệ. Theo đó, UBND thành phố đã có Công văn số 2923/UBND-SXD ngày 09/6/2023 chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ liên quan phương án đầu tư khớp nối hệ thống giao thông và thoát nước CCN Cẩm Lệ.
UBND thành phố đang xem xét để ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ;
Hiện nay, Sở đang xây dựng Phương án quản lý, vận hành và khai thác CCN Cẩm Lệ theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh tại Công văn số 1130/VP-KT ngày 06/4/2023.
c) CCN Hòa Nhơn
Sở Công Thương đã tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định số 942/QĐ-UBND ngày 09/5/2023 ban hành Quy định Tiêu chí lựa chọn Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Hoà Nhơn và có Tờ trình số 1259/TTr-SCT ngày 30/5/2023 trình Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp xem xét, ban hành Hướng dẫn về việc chỉ dẫn chi tiết hồ sơ cho nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Hoà Nhơn.
Thực hiện Công văn số 2961/UBND-KT ngày 09/6/2023 của UBND thành phố, Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đã ban hành Hướng dẫn số 03/HD-HĐ ngày 13/6/2023 về việc chỉ dẫn chi tiết hồ sơ cho nhà đầu tư đăng ký làm Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Hoà Nhơn.
Hiện nay, UBND huyện Hoà Vang đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đã hoàn thành 292 hồ sơ bàn giao mặt bằng, còn 04 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng (2 hồ sơ đất ở và 02 hồ sơ đất nông nghiệp).
d) CCN Hòa Khánh Nam
Hiện nay UBND quận Liên Chiểu đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đã lập 280 hồ sơ kỹ thuật thửa đất (70 hồ sơ đất ở, 210 hồ sơ đất nông nghiệp), trong đó: 190 hồ sơ đã kiểm định, 90 hồ sơ chưa kiểm định.
2. Đối với các khu công nghiệp
a. Về hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN Hòa Cầm – giai đoạn 2 trong quý II năm 2023
Ban Quản lý có Tờ trình số 1213/TTr-BQL ngày 07/6/2023 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về đề nghị phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hòa Cầm – giai đoạn 2, theo đó thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư vào quý III/2023.
Đồng thời, Ban Quản lý đã xây dựng quy trình chi tiết về lựa chọn nhà đầu tư (với hình thức đấu thầu rộng rãi) cho dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Cầm – Giai đoạn 2, tổ chức lấy ý kiến các Sở, ban ngành (02 lần) và đã hoàn thiện theo ý kiến góp ý của các đơn vị.
Ban Quản lý có Công văn số 1214/BQL-QL,XT&HTĐT ngày 07/6/2023 về xây dựng quy trình chi tiết về lựa chọn nhà đầu tư (với hình thức đấu thầu rộng rãi) cho dự án, dự thảo văn bản trình UBND thành phố gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến. Hiện nay, Ban Quản lý tiếp tục bám sát Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với nội dung trên để có cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện.
b. Tiếp tục bám sát các bộ ngành Trung ương để tiến hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến chủ trương đầu tư xây dựng KCN Hòa Ninh, KCN Hòa Nhơn
Đối với KCN Hòa Ninh: phúc đáp Công văn số 999/BQL-QL, XT&HTĐT ngày 12/05/2023 của Ban Quản lý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Công văn số 4135/BKHĐT-QLKKT ngày 01/6/2023 về hướng dẫn chủ trương chấp thuận đầu tư dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hòa Ninh. Theo đó, đề nghị Ban Quản lý tiếp tục nghiên cứu về hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án được nêu tại Công văn số 9188/BKHĐT-QLKKT ngày 24/12/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngoài ra, việc chuyển đổi quy hoạch 03 loại rừng (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì) thực hiện rất chậm do phải chờ Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nên việc đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án phải thực hiện sau khi có quy hoạch thành phố được duyệt.
Đối với KCN Hòa Nhơn: Tại Công văn số 2146/UBND-SXD ngày 28/4/2023, UBND thành phố thống nhất việc thực hiện quy hoạch phân khu KCN Hòa Nhơn trong tổng thể quy hoạch phân khu Trung tâm lõi xanh do Ban Quản lý các dự án CSHT ưu tiên đang triển khai. Tiếp đó, Ban Quản lý có Công văn số 991/BQL-QLQHXD ngày 12/5/2023 gửi Ban Quản lý các dự án đầu tư CSHT ưu tiên thành phố liên quan quy hoạch phân khu KCN Hòa Nhơn trong đồ án quy hoạch Trung tâm lõi xanh cùng các nội dung cần lưu ý khi lập quy hoạch phân khu KCN Hòa Nhơn.
c. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất triển khai hoàn thành việc chuyển đổi Khu phụ trợ dự án KCNC Đà Nẵng thành KCN hỗ trợ KCNC Đà Nẵng (nay chuyển đổi thành Cụm công nghiệp Hòa Liên)
Về chủ trương: Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất chủ trương quy hoạch chuyển đổi Khu phụ trợ dự án KCNC Đà Nẵng thành Cụm công nghiệp Hòa Liên tại Thông báo số 429-TB/TU ngày 31/3/2023
Ban Quản lý đã có Báo cáo số 988/BC-BQL ngày 11/5/2023 báo cáo Thường trực Thành ủy, UBND thành phố các thủ tục tiếp theo để chuyển đổi Khu phụ trợ dự án KCNC Đà Nẵng thành Cụm công nghiệp Hòa Liên. Đồng thời phối hợp và cung cấp hồ sơ để Sở Kế hoạch và Đầu tư cập nhật Cụm công nghiệp Hòa Liên vào hồ sơ Quy hoạch thành phố, cũng như đưa Khu công nghiệp hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng ra khỏi quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp trong hồ sơ Quy hoạch thành phố lần này.
Vừa qua Ban Quản lý cũng tham gia đoàn công tác của thành phố để giải trình với Vụ Quy hoạch thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung này.
16
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Chỉ đạo khẩn trương triển khai các thủ tục cần thiết, giải phóng mặt bằng còn vướng của dự án Bàu Gia Phước, phấn đấu hoàn thành công trình theo tiến độ đã cam kết vào quý III năm 2023
1. Về Chủ trương đầu tư:
UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 1169/QĐ-UBND ngày 05/6/2023 về Chủ trương đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật các khu đất có ký hiệu B1-1 và B2-1 và khu đất có ký hiệu A thuộc dự án KDC Bàu Gia Phước;
2. Về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng:
Dự án đã được bố trí vốn trung hạn theo Quyết định số 564/QĐ-UBND ngày 27/3/2023 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 thành phố Đà Nẵng;
Hiện nay, UBND quận Sơn Trà đang phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư để đề xuất bổ sung kế hoạch vốn năm 2023 để triển khai thực hiện;
3. Về tình hình thực hiện Giải phóng mặt bằng: Quận đã đăng ký danh mục các dự án thu hồi đất bổ sung năm 2023 trình Sở Tài nguyên và Môi trường đăng ký thu hồi đất bổ sung năm 2023 đối với dự án Hạ tầng kỹ thuật các khu đất ký hiệu B1-1 và B2-1; và khu đất có ký hiệu A thuộc dự án Khu dân cư Bàu Gia Phước. Hiện nay các cơ quan chuyên môn của thành phố đang thực hiện thẩm định và trình phê duyệt theo quy định để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo: giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất để đền bù và Kế hoạch Tái định cư tổng thể, ..
17
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án bảo tồn và tôn tạo di tích Chăm Phong Lệ, hoàn thành trong năm 2023; trước mắt tập trung vào các hạng mục nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp cận, bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di tích Chăm Phong Lệ. Ưu tiên bố trí vốn và hoàn thành các thủ tục có liên quan để triển khai dự án đậy kín tuyến kênh hở tại khu vực đường Hồng Thái - Tân Trào trong quý IV năm 2023
1. Về Dự án bảo tồn và tôn tạo di tích Chăm Phong Lệ, hoàn thành trong năm 2023:
UBND thành phố đã có Tờ trình số 18/TTr- UBND ngày 20/3/2023 trình HĐND thành phố quyết định chủ trương đầu tư dự án và đã được HĐND thành phố quyết định chủ trương đầu tư dự án tại Nghị quyết số 02/NQ- HĐND ngày 24/3/2023.
Nội dung quy mô đầu tư dự án ngoài hạng mục đền bù, giải tỏa, hạng mục xây lắp gồm: (1) Khu vực bảo tồn và bảo vệ di tích, diện tích 4.279m2 (gồm: Khu vực I là khu vực bảo tồn (khu vực lõi) của di tích với diện tích 2.653m2 và Khu vực II là khu vực bảo vệ di tích với diện tích 1.626m2): Bảo tồn kiến trúc tháp, các kiến trúc phụ và hệ thống liên kết, Miếu Bà, 02 ngôi mộ cổ và hạng mục tường bao bảo vệ; làm mái cho cho các khu vực nền móng dễ bị xâm hại bởi thời tiết và hệ thống cây xanh, không gian cảnh quan tạo vùng đệm bảo vệ di tích; (2) Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Khu vực phát huy giá trị di tích, diện tích 15.461m2 (Khu vực III): Quy hoạch các hồ sen, khu vực cây xanh, cảnh quan tạo không gian mở phục vụ cộng đồng dân cư và du khách đến tham quan, thư giãn, giải trí; quy hoạch 05 khu dịch vụ, bố trí các khu vực giải khát, bán các sản phẩm truyền thống; quy hoạch khu vực bãi đỗ xe; bố trí quy hoạch thêm cho các công trình chức năng Nhà trưng bày di tích Chăm tại Đà Nẵng, Nhà trưng bày ngành nghề truyền thống (sưu tầm và trưng bày các công cụ, quy trình sản xuất sản phẩm của các ngành nghề của địa phương và các vùng lân cận); không gian để trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể (lễ hội mục đồng, lễ hội đua thuyền, trưng bày hình ảnh, tư liệu về làng cổ Đà Ly, tổ chức hát hò khoan, hát bội, hát bài chòi.); quy hoạch không gian công viên cây xanh tạo vùng đệm bảo vệ di tích và khớp nối hạ tầng kỹ thuật. đáp ứng yêu cầu tiếp cận, bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di tích Chăm Phong Lệ.
2. Về dự án đậy kín tuyến kênh hở tại khu vực đường Hồng Thái - Tân Trào trong quý IV năm 2023:
UBND thành phố trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyêt số 36/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 của HĐND thành phố và ban hành Quyết định số 1885/QĐ-UBND ngày 15/7/2022 của UBND thành phố về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó đã bố trí danh mục chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2021-2025 và đảm bảo phương án nguồn vốn để triển khai dự án đậy kín tuyến kênh hở tại khu vực đường Hồng Thái - Tân Trào.
Ngoài ra, dự án cũng đã được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư 50 triệu đồng năm 2023 và giao Sở Xây dựng là đơn vị đề xuất chủ trương đầu tư phối hợp với Ban QLDA ĐTXD các công trình giao thông là đơn vị chủ đầu tư dự án để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo Quyết định số 3236/QĐ- UBND ngày 16/12/2022 của UBND thành phố.
Hiện Sở Xây dựng và Ban QLDA ĐTXD các công trình giao thông đang triển khai lập hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án. Sau khi dự án được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí vốn thực hiện đầu tư dự án theo quy định.
18
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Xem xét bố trí đủ vốn trong trung hạn để đảm bảo triển khai thi công, công trình đầu tư cải tạo, nâng cấp đối với công trình Công viên 29-3 và nghiên cứu phương án, lộ trình đầu tư Hồ Thạc Gián - Vĩnh Trung, báo cáo HĐND thành phố tại kỳ họp giữa năm 2023
1. Đối với công trình Công viên 29-3:
UBND thành phố trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyêt số 36/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 của HĐND thành phố và ban hành Quyết định số 1885/QĐ-UBND ngày 15/7/2022 của UBND thành phố về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó đã bố trí danh mục chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2021-2025 và đảm bảo phương án nguồn vốn để triển khai thực hiện công trình Công viên 29-3. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành việc thẩm định chủ trương đầu tư của dự án theo Báo cáo 249/BCTĐ-SKHĐT ngày 19/05/2023, trong đó xác định rõ và đảm bảo đủ vốn để triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn trung hạn 2021-2025.
2. Đối với việc nghiên cứu phương án, lộ trình đầu tư Hồ Thạc Gián - Vĩnh Trung:
UBND thành phố ban hành Tờ trình số 49/TTr-UBND ngày 23/5/2023 và Tờ trình số 58/TTr-UBND ngày 08/6/2023 trình HĐND thành phố thống nhất việc bố trí vốn chuẩn bị đầu tư năm 2023 để triển khai thực hiện dự án Cải tạo cảnh quan kiến trúc khu vực hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung. Đồng thời, UBND thành phố cũng đã lập thủ tục trình HĐND thành phố bổ sung vốn chuẩn bị đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 đối với dự án Cải tạo cảnh quan kiến trúc khu vực hồ Thạc Gián - Vĩnh Trung.
19
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Khẩn trương có kế hoạch, phương án đôn đốc hoàn thành các thủ tục đầu tư để phân bổ nguồn vốn 1.671 tỷ đồng (Dư nguồn chờ phân bổ) tại kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023. Đối với nguồn vốn xây dựng cơ bản bổ sung cho UBND các quận, chỉ đạo UBND các quận khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư, hoàn thành sớm trong quý I năm 2023, chậm nhất quý II năm 2023 để đề xuất bố trí kế hoạch vốn cụ thể cho từng công trình, dự án. Tiếp tục rà soát ưu tiên tăng cường vốn xây dựng cơ bản để xử lý các vấn đề bức xúc, dân sinh tại các địa phương như: vỉa hè, cống thoát nước, đường sá xuống cấp, mở rộng kiệt hẽm, xử lý tình trạng ngập úng, đầu tư xây dựng công viên cây xanh, vườn dạo trong khu dân cư; đầu tư nhà sinh hoạt cộng đồng, điện chiếu sáng, chợ dân sinh... Rà soát, tăng cường việc phân cấp, ủy quyền phù hợp với tình hình thưc tế và phù hợp với quy định của pháp luật nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn
1. UBND thành phố ban hành Tờ trình số 49/TTr-UBND ngày 23/5/2023 và Tờ trình số 58/TTr-UBND ngày 08/6/2023 trình HĐND thành phố phân bổ toàn bộ kế hoạch vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết cho các công trình, dự án do UBND thành phố giao các đơn vị làm chủ đầu tư với quy mô là 1.296,442 tỷ đồng và 79,737 tỷ đồng vốn dân sinh được UBND thành phố giao UBND các quận làm chủ đầu tư, quản lý dự án, trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để xử lý các vấn đề bức xúc, dân sinh tại các địa phương như: vỉa hè, cống thoát nước, đường sá xuống cấp, mở rộng kiệt hẽm, xử lý tình trạng ngập úng, đầu tư xây dựng công viên cây xanh, vườn dạo trong khu dân cư; đầu tư nhà sinh hoạt cộng đồng, điện chiếu sáng, chợ dân sinh...
2. Về nội dung phân cấp, ủy quyền: Năm 2023, tiếp tục ban hành Quyết định số 378/QĐ-UBND ngày 03/3/2023 về việc ủy quyền phê duyệt chủ trương đầu tư cho UBND các quận đối với các dự án dân sinh năm 2023 thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư dự án của Chủ tịch UBND các quận, nội dung này vừa đáp ứng mục tiêu đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình, dự án dân sinh, đồng thời đáp ứng việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội.
Ngoài ra, UBND thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến các ngành về việc điều chỉnh Quyết định số 32/2021/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
20
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Triển khai có hiệu quả Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư của các công ty, tập đoàn công nghiệp đa quốc gia, gắn với chú trọng phát triển nhà cung cấp nội địa; hỗ trợ hình thành và phát triển các doanh nghiệp chủ lực, các cụm liên kết ngành trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trên địa bàn thành phố nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và kết nối, dẫn dắt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển
a) Triển khai có hiệu quả Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030: Đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 17/01/2022 về triển khai “Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”; đến nay đã hoàn thành 03/40 nhiệm vụ, các nhiệm vụ còn lại là đang được các đơn vị quan tâm chủ động, triển khai thực hiện thường xuyên.
b) Đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư của các công ty, tập đoàn công nghiệp đa quốc gia, gắn với chú trọng phát triển nhà cung cấp nội địa; hỗ trợ hình thành và phát triển các doanh nghiệp chủ lực, các cụm liên kết ngành trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trên địa bàn thành phố nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và kết nối, dẫn dắt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Tham mưu UBND thành phố ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1652/QĐ-UBND ngày 21/6/2022) phù hợp với Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2021. Trong đó, có 06 dự án phát triển hạ tầng công nghiệp, công nghệ thông tin; 03 dự án công nghiệp công nghệ cao làm cơ sở kêu gọi đầu tư hình thành cụm liên kết ngành trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trên địa bàn thành phố nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và kết nối, dẫn dắt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Tiếp cận, thúc đẩy hỗ trợ các tập đoàn lớn, uy tín trong và ngoài nước nghiên cứu đầu tư và triển khai các dự án trên địa bàn. Tổ chức buổi họp và làm việc với trên 200 lượt nhà đầu tư đang quan tâm đến môi trường đầu tư của thành phố, thực hiện các chuyến khảo sát thực địa, giới thiệu địa điểm đầu tư... Một số nhà đầu tư lớn đã tiếp xúc và làm việc như: Tập đoàn Adani (Ấn Độ) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) quan tâm đầu tư dự án Cảng Liên Chiểu, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel quan tâm đầu tư dự án Trung tâm chia chọn tại KCN Liên Chiểu, Khu phức hợp gồm TT dữ liệu viễn thông và CNTT, TT nghiên cứu và phát triển công nghệ cao tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng,…; Tập đoàn LG Electronics (Hàn Quốc) thành lập dự án R&D, Tập đoàn Sovico quan tâm đầu tư dự án mở rộng sân bay, Tập đoàn GAZ (Nga) quan tâm đầu tư lĩnh vực sản xuất linh kiện và lắp ráp xe ô tô; Tập đoàn Foxlink quan tâm đầu tư linh kiện điện tử tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Tập đoàn Continental quan tâm đầu tư thiết bị điện tử trong xe ô tô tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng …
Các hoạt động xúc tiến, quảng bá môi trường và cơ hội đầu tư vào thành phố Đà Nẵng:
Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
Xây dựng và tích hợp Bản đồ số giới thiệu cơ hội đầu tư vào thành phố Đà Nẵng trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại, logistics, cơ sở hạ tầng… vào trang thông tin điện tử chính thức của Ban tại địa chỉ investdanang.gov.vn
Chủ trì và phối hợp tổ chức thành công trên 60 diễn đàn, hội nghị, hội thảo trực tiếp và trực tuyến giới thiệu môi trường đầu tư, công bố thông tin về môi trường đầu tư, quy hoạch thành phố, nguồn nhân lực…, một số hoạt động nổi bật như:
06 tháng đầu năm 2023: Tổ chức thành công Gặp mặt doanh nghiệp Xuân Quý Mão 2023 với sự tham gia của hơn 300 đại biểu nhằm ghi nhận những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, thông tin đến các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp về những giải pháp thực hiện chủ đề năm 2023 của thành phố Đà Nẵng là “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”. Bên cạnh đó, UBND thành phố tổ chức 08 hội thảo/tọa đàm (sau đây gọi tắt là sự kiện), trong đó 04 sự kiện trong nước và 04 sự kiện ở nước ngoài .
21
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Tổ chức đánh giá, rà soát để sớm đề ra các giải pháp căn cơ nhằm chuyển dịch kinh tế bền vững hơn, đảm bảo theo đúng định hướng. Một số ngành trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, công nghệ cao, đề nghị xác định nhiệm vụ, giải pháp phát triển cụ thể, mang tính dài hạn hơn để hướng đến phát triển kinh tế thành phố theo hướng “sâu và bền vững
Ở cấp độ địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 10/8/2022 về việc thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Kế hoạch này là cơ sở quan trọng để Đà Nẵng triển khai thực hiện các hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian đến.
Bên cạnh đó, thực hiện ý kiến chỉ đao của Thành ủy và UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện dự thảo Đề án “Đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, năng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế” .
Đề án nhằm phân tích hiện trạng cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng và các thách thức và cơ hội đến từ bối cảnh, từ đó nhận diện các vấn đề còn tồn tại và dự báo các vấn đề cần đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế thành phố, xác định định hướng và nội dung của đẩy nhanh tái cơ cấu trên cơ sở Kế hoạch đã ban hành cùng hiện trạng đã phân tích, xây dựng một số giải pháp bổ sung Kế hoạch số 150/KH-UBND.
Đến nay, đã lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành liên quan (tại Công văn số 1344/SKHĐT-TH&HTQT ngày 17/5/2023); sau đó đã hoàn thiện và có Công văn số 1487/SKHĐT-TH&HTQT ngày 29/5/2023 báo cáo UBND thành phố xem xét, thông qua dự thảo Đề án “Đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế” báo cáo Ban cán sự đảng UBND thành phố để báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy xem xét theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, trong quá trình Lập Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổng hợp Báo cáo chuyên đề 8 và Chuyên đề 9 phục vụ Sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố, đã lồng ghép, tổng hợp các kiến nghị đề xuất cũng như đề ra các giải pháp căn cơ nhằm chuyển dịch kinh tế bền vững hơn, đảm bảo theo đúng định hướng.
22
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng bị bệnh hiểm nghèo, đau ốm nặng
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 953/SLĐTBXH-BTXH&TE ngày 11/4/2023 gửi các quận, huyện để thống kê, báo cáo số liệu một số nhóm đối tượng phục vụ cho việc nghiên cứu, đề xuất các chính sách bảo trợ xã hội; trong đó có chính sách hỗ trợ BHYT cho người bị bệnh hiểm nghèo, tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố vào cuối năm 2023.
23
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Tập trung rà soát các chính sách an sinh xã hội đã ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định và thực tế. Trong đó, đề nghị rà soát, nghiên cứu trình HĐND thành phố trong năm 2023 các nội dung: Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 75/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND thành phố về chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo; Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 34/2021/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 của HĐND thành phố thông qua mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố; Dự thảo Nghị quyết số sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 334/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND thành phố về quy định các nội dung, mức chi và chế độ hỗ trợ công tác dự phòng nghiện, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Dự thảo Nghị quyết quy định đối tượng, mức quà tặng cho trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ ốm đau thường xuyên có hoàn cảnh khó khăn và thăm các đơn vị, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng trẻ em và người cao tuổi nhân Tháng hành động trẻ em và ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tết Trung thu, Ngày Người khuyết tật Việt Nam, Tháng hành động người cao tuổi, Tháng hành động bình đẳng giới; Dự thảo Nghị quyết chính sách trợ cấp thường xuyên và đột xuất đối với người có công cách mạng đang hưởng mức trợ cấp thấp và người có công cách mạng, thân nhân liệt sĩ mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 75/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND thành phố về chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 75/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND thành phố; trong đó có nội dung nâng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo; chính sách tín dụng cho vay đối với hộ gia đình có mức sống trung bình theo chuẩn thành phố; chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo.
Trên cơ sở rà soát và các quy định liên quan, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng phiếu rà soát và lấy ý kiến của Sở Tư pháp, Ban pháp chế HĐND thành phố; tham mưu trình UBND thành phố tại kỳ họp giữa năm 2023. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đến nay có nhiều nội dung phát sinh cần nghiên cứu bổ sung để đảm bảo. Sở đã trình UBND thành phố ban hành Công văn số 2577/UBND-SLĐTBXH ngày 19/5/2023 về báo cáo, xin ý kiến gia hạn thời gian trình Nghị quyết sửa đổi, bổ sung, Nghị quyết số 75/2021/NQ-HĐND tại kỳ họp cuối năm 2023.
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 34/2021/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 của HĐND thành phố thông qua mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố: Hiện nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 953/SLĐTBXH-BTXH&TE ngày 11/4/2023 gửi các quận, huyện để thống kê, báo cáo số liệu một số nhóm đối tượng phục vụ cho việc nghiên cứu, đề xuất các chính sách bảo trợ xã hội; trong đó có chính sách bảo trợ xã hội cho người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi mà không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng hoặc trợ cấp xã hội hàng tháng khác; người khuyết tật nhẹ là thế hệ thứ ba của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố vào cuối năm 2023.
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 334/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND thành phố về quy định các nội dung, mức chi và chế độ hỗ trợ công tác dự phòng nghiện, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Ngày 05/6/2023, Văn phòng UBND thành phố có Công văn số 2011/VP-KGVX về việc triển khai Thông báo số 38/TB-VP ngày 29/5/2023 của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố về kết luận của đồng chí Nguyễn Thị Anh Thi - Phó Chủ tịch HĐND thành phố tại buổi làm việc liên quan đến đề nghị xây dựng Nghị quyết đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 334/2020/NQ-HĐND. Trong đó, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố thực hiện ý kiến của Thường trực HĐND thành phố tại Thông báo số 38/TB-VP về “Xây dựng Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 334/2020/NQ-HĐND”. Do vậy, Sở tiếp tục dự thảo lại đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định các nội dung, mức chi và chế độ hỗ trợ công tác dự phòng nghiện, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (thay thế Nghị quyết số 334/2020/NQ-HĐND) theo đúng trình tự, thủ tục quy định, tham mưu UBND thành phố trình tại Kỳ họp HĐND thành phố trong năm 2023.
- Dự thảo Nghị quyết quy định đối tượng, mức quà tặng cho trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ ốm đau thường xuyên có hoàn cảnh khó khăn và thăm các đơn vị, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng trẻ em và người cao tuổi nhân Tháng hành động trẻ em và ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tết Trung thu, Ngày Người khuyết tật Việt Nam, Tháng hành động người cao tuổi, Tháng hành động bình đẳng giới: Ngày 02/6/2023, Văn phòng UBND thành phố có Công văn số 1982/VP-KGVX về triển khai Công văn số 126/HĐND-VHXH ngày 25/5/2023 của HĐND thành phố về xây dựng Nghị quyết quy định quà tặng cho đối tượng bảo trợ xã hội; trong đó giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan để nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố thực hiện ý kiến của Thường trực HĐND thành phố (về chỉ đạo rà soát kỹ các đối tượng, mức quà tặng cho các đối tượng khác còn lại, tránh bỏ sót đối tượng; hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan theo quy định, trình HĐND thành phố tại Kỳ họp HĐND thành phố giữa năm 2023). Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ngành, hội đoàn thể và địa phương hoàn thiện dự thảo các văn bản ; và đang phối hợp với Sở Tư pháp để thẩm định theo đúng trình tự, thủ tục quy định và tham mưu UBND thành phố trình tại Kỳ họp HĐND thành phố giữa năm 2023.
Dự thảo Nghị quyết chính sách trợ cấp thường xuyên và đột xuất đối với người có công cách mạng đang hưởng mức trợ cấp thấp và người có công cách mạng, thân nhân liệt sĩ mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Hiện nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang triển khai khảo sát thông tin người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở kết quả tổng hợp khảo sát, sẽ tiến hành phân tích, đánh giá về mức sống của người có công trên địa bàn thành phố và căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng để tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố Nghị quyết chính sách trợ cấp thường xuyên và đột xuất đối với người có công cách mạng đang hưởng mức trợ cấp thấp và người có công cách mạng, thân nhân liệt sĩ mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
24
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Chủ động hoạch định, gắn kết công tác đào tạo nghề với nhu cầu thị trường, thực hiện phương châm “Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm”, trong đó, ưu tiên đạo tạo các ngành nghề mà nhu cầu xã hội đang cần, có hiệu quả cao về việc làm và thu nhập. Rà soát những điểm chưa phù hợp của Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND thành phố về ban hành quy định chính sách hỗ trợ học nghề đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để điều chỉnh, sửa đổi cho đúng với quy định, hoàn thành trong tháng 12 năm 2023
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND thành phố ban hành “Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại Quyết định số 2971/QĐ-UBND ngày 08/7/2019; Kế hoạch thực hiện Chương trình số 45-CTr/TU ngày 25/02/2020 về việc thực hiện Chuyên đề “Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố, tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn của thành phố”; Đề án Phát triển nguồn nhân lực cho khu vực tư tại một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 3096/QĐ-UBND ngày 30/11/2022 và đang phối hợp với các ban ngành triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị để tổ chức thực hiện.
Thực hiện Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 03/01/2023 của UBND thành phố về việc ban hành Chương trình công tác năm 2023 của UBND thành phố; trong đó, giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố quy định chính sách hỗ trợ học nghề đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thời gian trình ngày 01/11/2023. Hiện nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Sở Tư pháp để xây dựng dự thảo Nghị quyết theo tiến độ đã được UBND thành giao tại Quyết định số 02/QĐ-UBND.
25
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Tăng cường giải pháp đột phá để thoát nghèo bền vững, tổ chức tốt công tác đánh giá phân loại hộ nghèo; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành các chính sách, huy động các nguồn lực nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, người yếu thế có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội, có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến các tầng lớp dân cư và người nghèo, nhằm góp phần thay đổi nhận thức trong công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội đoàn thể và địa phương triển khai Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 17/3/2023 của UBND thành phố Đà Nẵng về thực hiện CTMT quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, cụ thể:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương về công tác giảm nghèo, các chính sách, giải pháp giảm nghèo đối với người dân trên địa bàn thành phố;
- Tổ chức đối thoại với hộ nghèo, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để xây dựng Kế hoạch giảm nghèo phù hợp với từng hộ về các chính sách, giải pháp hỗ trợ, vận động nguồn lực để giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo bền vững;
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo của Trung ương, thành phố; thực hiện giải pháp hỗ trợ đối với hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số về dịch vụ xã hội cơ bản;
- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”;
- Nghiên cứu xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 75/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND thành phố quy định chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo trên địa bàn thành phố về nâng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo và quy định chính sách tín dụng đối với hộ gia đình có mức sống trung bình theo chuẩn thành phố;
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ thôn, tổ dân phố về các chính sách, giải pháp thực hiện công tác giảm nghèo.
26
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Tiếp tục đề ra các giải pháp hiệu quả đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Thường xuyên rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động bị mất việc … để kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến
Tiếp tục đề ra các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân
Triển khai chương trình giảm nghèo bền vững, chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên là thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình; xây mới và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo. Nghiên cứu xây dựng, tham mưu chính sách nâng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo và chính sách tín dụng hộ có mức sống trung bình. Thực hiện đảm bảo các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội xây dựng dự thảo Đề cương Báo cáo nhiệm vụ xây dựng sàn an sinh xã hội trên địa bàn thành phố và dự toán kinh phí thực hiện, báo cáo, đề xuất UBND thành phố. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kết nối Hệ thống đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực truyến với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố; tiếp tục triển khai phần mềm ứng dụng cơ sở dữ liệu BTXH trên địa bàn thành phố đến các địa phương. Triển khai thực hiện chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Thực hiện tốt các chương trình trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, chương trình xử lý người lang thang xin ăn, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Thực hiện khảo sát, thống kê số liệu, tiếp tục nghiên cứu để tham mưu, đề xuất chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội, người bị bệnh hiểm nghèo. Quỹ Bảo trợ trẻ em thành phố Đà Nẵng vận động, tiếp nhận tiền mặt và hiện vật trị giá gần 620 triệu đồng hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Tiếp tục quan tâm, đề ra các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động; tính đến nay, đã tổ chức 19 phiên giao dịch việc làm, giới thiệu việc làm cho 1.943 lao động, đạt kết quả sơ tuyển, phỏng vấn 1.319 lao động. Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố thực hiện giải ngân 9.336 dự án vay vốn giải quyết việc làm với kinh phí 633,663 tỷ đồng, tạo việc làm cho 9.377 lao động (mức vay bình quân gần 67 triệu đồng/lao động). Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2023 số lao động được giải quyết việc làm là 23.000 lao động, đạt 65,7% kế hoạch đề ra.
b) Thường xuyên rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách; người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động bị mất việc… để kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến
UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 27/12/2022 về việc tổ chức thăm, tặng quà cho người có công, thân nhân người có công, các đối tượng xã hội, các tổ chức cá nhân, người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão. Đồng thời, Sở đã tập trung phối hợp triển khai, hướng dẫn các hoạt động hỗ trợ Tết cho các đối tượng trên địa bàn thành phố; kiểm tra và giám sát các địa phương lập danh sách và chi trả trợ cấp tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cấp quà của Chủ tịch nước và Thành phố cho trên 66.000 lượt đối tượng chính sách với tổng kinh phí hơn 31,6 tỷ đồng (bao gồm quà Chủ tịch nước và quà theo Nghị quyết 275/2019/NQ-HĐND) . Bên cạnh đó, thành phố hỗ trợ thêm quà Tết mức 500.000 đồng/đối tượng người có công theo Nghị quyết 275/2019/NQ-HĐND với số lượng 41.000 người, kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Thăm, tặng quà theo Nghị quyết số 275/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND thành phố cho 49.542 người/hộ (hộ nghèo, hộ đặc thù, đối tượng bảo trợ xã hội), với tổng kinh phí 21.534.900.000 đồng; thăm, tặng quà các gia đình, đơn vị nhân dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023 theo Quyết định số 90/QĐ-UBND cho 48 cơ sở, cá nhân và gia đình, tổng kinh phí 103.500.000 đồng . Ngoài ra, nhằm đảm bảo đời sống của người lao động có hoàn cảnh khó khăn; Liên đoàn Lao động thành phố đã đề xuất hỗ trợ tặng 8.000 suất quà Tết với mức chi hỗ trợ là 500.000 đồng/suất cho công nhân, viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị thiên tai, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động...; người lao động không được về quê ăn Tết nhân dịp tết Nguyên đán năm 2023
27
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Tổ chức tổng kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy và vệ sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố, hoàn thành trong quý I năm 2023. Triển khai tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, tập huấn kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, học viên và sinh viên trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Tổ chức hướng dẫn nội dung diễn tập về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các cơ sở giáo dục
1. Về tổng kiểm tra công tác PCCC
Ngày 15/02/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Công an thành phố có buổi họp về việc phối hợp triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH), đến nay, Sở GD&ĐT đã nhận được thông tin 75 đơn vị, gồm các trường, trung tâm trực thuộc Sở và các trường học thuộc UBND các quận, huyện chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động. Sở Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 719/SGDĐT-VP ngày 16/3/2023 gửi Công an thành phố về việc đề nghị cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra công tác PCCC các trường học. Sở GD&ĐT đã có Báo cáo số 1305/BC-SGDĐT ngày 05/5/2023 gửi UBND thành phố báo cáo kết quả kết quả kiểm tra về công tác phòng cháy, chữa cháy tại các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Theo đó, đến nay có 99 cơ sở giáo dục thuộc nguồn ngân sách nhà nước chưa được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng, trong đó có 90 trường học trực thuộc UBND các quận, huyện, 08 trường, trung tâm trực thuộc Sở GD&ĐT và 01 trường đại học tư thục.
2. Hướng dẫn nội dung diễn tập về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Ngày 10/3/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 625/SGDĐT-VP về việc tăng cường công tác PCCC và CNCH tại các đơn vị, trường học, trong đó chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện một số nội dung sau: Phối hợp với Cảnh sát PCCC và CNCH trên địa bàn nơi đơn vị đóng chân, tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật; diễn tập, tập huấn kiến thức, kĩ năng về PCCC và CNCH cho trẻ mầm non, học sinh, học viên lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, tháng; kếp hợp tuyên truyền trong các buổi hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt lớp,... nhằm nâng cao ý thức, nhận thức và tinh thần trách nhiệm của học sinh đối với công tác đảm bảo an toàn PCCC và CNCH. Phòng GDĐT các quận, huyện chịu trách nhiệm tham mưu đề xuất UBND quận, huyện chỉ đạo các trường học về công tác PCCC và CHCN. Phối hợp với Cảnh sát PCCC các quận, huyện tổ chức tập huấn, diễn tập sử dụng các phương tiện chữa cháy, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, diễn tập các phương án di chuyển khi xảy ra các sự cố cháy, nổ và kiểm tra công tác PCCC tại các đơn vị, trường học. Các trường đại học tư thục phối hợp với Công an PCCC trên địa bàn nơi đơn vị đóng chân, triển khai công tác PCCC tại đơn vị. Sở GD&ĐT gửi tài liệu tham khảo về công tác PCCC và CNCH do Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an thành phố cung cấp, để các đơn vị nghiên cứu, vận dụng triển khai trong việc tuyên truyền
28
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025”. Trong đó, tổ chức triển khai hoàn thành trong quý I năm 2023 việc hỗ trợ tư vấn định hướng phân luồng nghề nghiệp năm học 2022-2023; đồng thời, tổ chức sơ kết, đánh giá việc triển khai Đề án, hoàn thành trong quý III năm 2023
1. Công tác chỉ đạo
- Triển khai công tác nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, định hướng phần luồng học sinh phổ thông tại Công văn số 2294/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2022 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023;
- Chỉ đạo các đơn vị, trường học xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện trong từng năm học tại Công văn số 2166/SGDĐT-GDTrH ngày 19/8/2022 của Sở GD&ĐT về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Kết quả thực hiện
- Các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình Hoạt động hướng nghiệp (Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp; Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp; Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp) theo chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THCS, THPT;
- Các đơn vị, trường học đã xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trong đó tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp, phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp, huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp. Thực hiện được các chủ đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giờ chào cờ, giờ sinh hoạt chủ nhiệm;
- Các phòng GDĐT, các trường THCS phối hợp với Trường Đại học xây dựng Miền trung phân hiệu tại Đà Nẵng, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V, Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng, Trường Cao đẳng Đại Việt, Trường Cao Đẳng FPT Đà Nẵng, Trường Cao đẳng Lương thực và Thực phẩm, Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Đà Nẵng và các Trường Trung cấp nghề khác … tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 để triển khai tốt công tác cung cấp thông tin nghề nghiệp đào tạo, nhu cầu nghề nghiệp của địa phương. Một số đơn vị tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nghề nghiệp như Phòng GDĐT Ngũ Hành Sơn tổ chức Cuộc thi Giao lưu “Ý tưởng khởi nghiệp” cấp quận tổ chức vào ngày 01/4/2023 tại Kế hoạch số 3/KH-PGDĐT ngày 06/01/2023 của Phòng GDĐT quận Ngũ Hành Sơn về Kế hoạch Giao lưu “Ý tưởng khởi nghiệp” năm học 2022-2023;
- Sở GD&ĐT phối hợp với Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong năm học 2022-2023. Ngoài ra, các trường THPT đã chú trọng công tác tư vấn, định hướng nghề cho học sinh, trang bị cho học sinh những kiến thức, hiểu biết để có được cách lựa chọn, xác định nghề nghiệp cho bản thân, nắm bắt được các thông tin hữu ích về nhu cầu thị trường lao động, xu hướng phát triển ngành nghề trong bối cảnh hiện nay như Trường THPT Sơn Trà, Trường THPT Nguyễn Văn Thoại, … đã phối hợp với Trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức buổi tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp cho học sinh khối 12 vào ngày 26/12/2022;
- Sở GD&ĐT phối hợp với Báo Thanh niên tổ chức “Chương trình tư vấn mùa thi năm 2023” với nội dung giới thiệu những thông tin mới nhất về quy chế tuyển sinh năm 2023 và tổ chức hơn 30 gian hàng của các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề,… nhằm tư vấn trực tiếp thông tin nghề nghiệp và các tiện ích học tập khác đến học sinh khối 12 của các trường THPT vào ngày 26/02/2023 tại Trường THPT Phan Châu Trinh;
- Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp phát sổ tay tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2023 đến các đơn vị, trường học từ ngày 03/4-10/4/2023 với số lượng 2.500 cuốn. Đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm công tác hướng nghiệp, GVCN lớp 9 thông tin về quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo và chính sách thu hút giáo dục nghề nghiệp của các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn thành phố đến học sinh nhằm giúp học sinh có thêm thông tin để chọn trường, chọn ngành nghề đào tạo phù hợp;
- Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND quận Hải Châu tổ chức “Ngày hội tư vấn tuyển sinh, giáo dục nghề nghiệp cho học sinh, người lao động trên địa bàn thành phố năm 2023” tại Kế hoạch số 49/KH-SLĐTBXH-SGDĐT-HC ngày 14/3/2023 tổ chức tại Công viên thanh niên, đường Lê Thanh Nghị, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng vào ngày 02/4/2023. Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đã cử 3.800 học sinh khối lớp 9 và lớp 12 tham gia ngày hội. Nội dung tổ chức tư vấn, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp ở các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dưới 3 tháng, giới thiệu và cung cấp các thông tin về hình thức tuyển sinh, chương trình, ngành nghề đào tạo; các chính sách hỗ trợ, miễn, giảm học phí trong đào tạo nghề.
3. Tổ chức sơ kết, đánh giá việc triển khai Đề án: Hoàn thành trong Quý III/2023.
29
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Các ngành và các địa phương cần phối hợp, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tổ chức thi tuyển giáo viên tại các địa phương cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả trong công tác tuyển dụng và bố trí đủ nguồn giáo viên cho các trường học trước khi bước vào năm học mới. Tiếp tục rà soát, khắc phục tình trạng thừa – thiếu giáo viên cục bộ tại các địa phương
1. Để khắc phục tình trạng thiếu nguồn tuyển dụng giáo viên tiểu học, ngoài việc bỏ yêu cầu tiêu chuẩn về hộ khẩu thường trú tại thành phố và xếp loại tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc trong tuyển dụng giáo viên nói chung, ngày 18/4/2023, Chủ tịch UBND thành phố đã có Công văn số 1890/UBND-SNV về việc tiếp nhận giáo viên ngoài thành phố về giảng dạy văn hóa tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố; theo đó, các tiêu chuẩn để tiếp nhận giáo viên tiểu học đã được thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện việc tiếp nhận.
2. UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện khẩn trương tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch đề nghị Sở Nội vụ phê duyệt trong tháng 5/2023 và triển khai tiếp nhận hồ sơ đăng ký, tổ chức tuyển dụng trong tháng 7/2023 để có đủ giáo viên bố trí vào đầu năm học. Ngoài ra, tại Công văn số 1688/UBND-SNV ngày 07/4/2023 của Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo các địa phương thực hiện việc tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo hình thức xét tuyển. Khi các địa phương tổ chức xét tuyển sẽ tiết kiệm được nguồn lực và thời gian do không phải tổ chức thi vòng 1 các môn điều kiện (theo hình thức trắc nghiệm) mà chỉ tổ chức môn thi nghiệp vụ, chuyên ngành tại vòng 2; nhờ đó sẽ rút ngắn đáng kể thời gian tổ chức tuyển dụng giáo viên. Đồng thời, theo chỉ đạo của UBND thành phố, các địa phương được chủ động tổ chức tuyển dụng viên chức nhiều đợt trong năm học để đảm bảo đội tuyển dụng đủ số lượng theo nhu cầu.
3. Ngoài ra, năm học 2023 - 2024, dự báo số lớp, số học sinh của các cấp trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng cao, trong khi quỹ số lượng người làm việc của thành phố không còn đủ để đảm bảo bố trí cho các trường học. Do đó, để đảm bảo bố trí giáo viên tăng thêm năm học 2023 - 2024, thực hiện chủ trương của UBND thành phố, Sở Nội vụ đã có Tờ trình số 1306/TTr-SNV ngày 12/5/2023 về việc báo cáo UBND thành phố xem xét trình HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về số lượng hợp đồng lao động được ký kết tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập năm học 2023-2024 theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ. Theo Tờ trình này, Sở Nội vụ đã đề xuất UBND thành phố trình HĐND thành phố phê duyệt 537 chỉ tiêu hợp đồng lao động để bố trí giáo viên tăng thêm trong năm học 2023-2024 tại Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện; đảm bảo cho việc bố trí giáo viên tăng thêm tại các trường học công lập trên địa bàn thành phố.
30
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND thành phố
Nghiên cứu, khắc phục những vướng mắc trong việc mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ năm học 2021 - 2022 để triển khai thực hiện hiệu quả trong những năm đến. Tiếp tục đánh giá, rà soát danh mục, trang thiết bị dạy học còn thiếu, nhất là các thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ dạy học đối với cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở, đảm bảo theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Ngày 10/3/2023, UBND thành phố đã có Công văn số 1076/UBND-ĐTĐT:
“1. Giao UBND các quận, huyện căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố tại Công văn số 7145/UBND-ĐTĐT ngày 28/12/2022 và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để triển khai ngay việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đốn vốn dự án Mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, cấp THCS để phục vụ cho Chương trình Giáo dục phổ thông trên địa bàn từng quận, huyện; hoàn chỉnh hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo quy định.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo để rà soát, cân đối, báo cáo UBND thành phố xem xét, trình HĐND thành phố bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án nêu trên tại Kỳ họp cuối tháng 3/2023.
3. Sau khi hoàn thành các nội dung tại điểm 1 và 2 nêu trên, UBND các quận, huyện có trách nhiệm khẩn trương lập, trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư trong tháng 6/2023 làm cơ sở để trình HĐND thành phố bố trí vốn thực hiện mua sắm trong năm 2023 theo quy định”
- Đến nay, UBND các quận, huyện đã hoàn thành việc lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án theo chỉ đạo của UBND thành phố. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì, phối hợp với các Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc thẩm định chủ trương đầu tư dự án làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
 
125 dòng. Trang 1/5